Mẹo tránh “ậm ừ” trong phỏng vấn dễ dàng
Tham gia vào các khóa học diễn đạt, giao tiếp. Nếu cuộc phỏng vấn thực hiện bằng tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh.
7 cách sau có thể giúp bạn hạn chế các rào cản trong diễn đạt và tăng độ lưu loát trong đối thoại:
1. Tự đánh giá khả năng giao tiếp của mình bằng cách thu âm hoặc ghi hình lại buổi tập phỏng vấn thử tại nhà – đây là phương pháp của nhà nghiên cứu các tật về ngôn từ – diễn đạt Leah Ross Kugler. Với cách làm này, bạn có thể nghe lại, thấy được những chỗ nào mình hay vấp váp và tìm cách khắc phục.
2. Chuẩn bị các ý cần nói về bản thân, ghi ra và để kèm trong xấp hồ sơ mà bạn đem theo đến buổi phỏng vấn. Khi “quên bài”, bạn có thể kín đáo tham khảo các ý này để duy trì mạch diễn đạt của mình.
3. Đừng nói nhanh như tên bắn. Tập trung thở sâu sau mỗi đoạn diễn đạt vì như thế bạn sẽ có thể nói tròn âm và những từ “à ừ” sẽ không có cơ hội xuất hiện. Theo Ross Kugler, cách này cũng giúp bạn giảm tốc độ diễn đạt và cho phép bạn tâp trung trình bày những điểm cần nói tiếp theo.
4. Nếu bất chợt cảm thấy mình mất tập trung, hãy mỉm cười. Bạn không chỉ có thể che lấp phút xao lãng của mình mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
5. Đeo nhẫn hoặc đồng hồ ở tay không thuận – tức ở tay mà bạn thường không đeo. Điều này sẽ giúp bạn tránh các thói quen nhìn đồng hồ hoặc xoay nhẫn khi bạn cảm thấy hồi hộp.
6. Tham gia vào các khóa học diễn đạt, giao tiếp. Nếu cuộc phỏng vấn thực hiện bằng tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh.
7. Trong khi luyện tập, hãy để một hũ “ậm ừ” bên mình. Mỗi lần bạn dùng những chữ như “à”, “ừ” hoặc dừng quá lâu để suy nghĩ, hãy thêm đồng xu vào hũ. Cứ mỗi lần luyện tập, bạn cố gắng giảm số đồng xu ấy là được.
Trong buổi phỏng vấn, hãy để mạch ý tưởng được diễn đạt theo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tránh được những phút ậm ừ, bạn sẽ nổi bật là ứng viên có khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc và thông minh.
Leave a Reply