Những câu nói tệ nhất trong phỏng vấn cần chú ý
Câu hỏi này thật nực cười vì sự thăng tiến trong công việc phụ thuộc vào chính bạn, vào khả năng làm việc của bạn. Bạn sẽ được đánh giá cao là người cầu tiến nếu như đặt những
“Tôi ghét sếp cũ”
Sếp cũ của bạn thực sự là người xấu tính hoặc không có thiện cảm với bạn, ngược lại bạn cũng rất ghét sếp cũ. Đây có thể là lý do khiến bạn muốn tìm kiếm một công việc mới. Tuy vậy, cũng đừng nên “thật thà” một cách thái quá khi nói với nhà tuyển dụng mới rằng bạn rất ghét sếp cũ.
Câu nói này tối kỵ trong các buổi phỏng vấn, bởi nhà quản trị sẽ đánh giá bạn là người thiếu kỹ năng phỏng vấn và họ e rằng biết đâu sau này chính họ cũng bị bạn ghét. Vậy nên, thay vì nói xấu sếp cũ, bạn hãy khéo léo khi nói về cảm giác của mình trong trường hợp này, ví như bạn không đồng lòng lắm với cách quản lý và đối xử của sếp cũ, rằng nếu sếp cũ có phương pháp quản trị tốt hơn thì sẽ khuyến khích được nhân viên, là động lực để đưa công ty phát triển hơn.
“Tôi chẳng biết gì về công ty của các ngài cả”
Trước hết bạn cần có những kiến thức cơ bản về công ty, về vị trí đang ứng tuyển. Đó chính là những “vũ khí” hàng đầu giúp cho bạn thành công trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn bảo không biết gì về công ty đang ứng tuyển, điều này chứng tỏ rằng bạn đang dự tuyển vì một mục đích nào khác như muốn nhảy việc, có lương cao…, chứ hoàn toàn không phải do niềm đam mê công việc.
Vì vậy trước khi đi phỏng vấn, bạn cần nắm chắc một số thông tin cơ bản của công ty và vị trí ứng tuyển như lịch sử công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, thế mạnh và tình hình tài chính của nó, công việc cũng như nhiệm vụ của vị trí bạn đang “nhắm” tới…
“Không, tôi chẳng có câu hỏi nào dành cho các ngài”
Đừng nghĩ đơn giản rằng phỏng vấn tức là bạn phải trả lời hàng loạt câu hỏi hắc búa của nhà tuyển dụng và hoàn toàn rơi vào thế bị động. Trái lại, ngoài việc trả lại rành mạch, đúng trọng tâm của các câu hỏi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể hỏi lại chính nhà tuyển dụng những vấn đề bạn cho là cần thiết. Đó có thể là các câu hỏi xung quanh vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp cho buổi phỏng vấn trở nên thú vị hơn, giúp bạn “ghi điểm” và tạo ấn tượng mạnh mẽ trong mắt các nhà quản trị.
“Nếu được tuyển dụng vào công ty các ngài, sẽ có lần tôi phải xin nghỉ”
Không ai dám chắc rằng mình có thế đi làm đầy đủ trong cả tháng hay thậm chí hàng năm trời. Ví lý do này hay lý do khác, sẽ có những lúc bạn phải xin nghỉ phép một vài buổi. Nhưng buổi phỏng vấn không phải là thời điểm để bạn thảo luận vấn đề này. Bạn sẽ bị đánh giá là chểnh mảng, thiếu trách nhiệm nếu bàn đến việc xin nghỉ ngay khi chưa được tuyển dụng.
“Phải mất bao lâu để tôi được lên chức?”
Câu hỏi này thật nực cười vì sự thăng tiến trong công việc phụ thuộc vào chính bạn, vào khả năng làm việc của bạn. Bạn sẽ được đánh giá cao là người cầu tiến nếu như đặt những câu hỏi xung quanh chính sách hỗ trợ thăng tiến trong công việc. Ví như: Công ty có những điều lệ khuyến khích nào để tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
“Công ty của các ngài có hay đi lễ không?”
Sẽ rất sai lầm nếu hỏi những câu ngoài lề, không liên quan gì đến công việc và vị trí bạn đang ứng tuyển. Kiểu câu hỏi này chỉ thích hợp trong những cuộc trò chuyện, tán gẫu giờ nghỉ giải lao hoặc ngoài giờ làm việc.
Leave a Reply